Từ nguyên lý và triết lý cơ bản Aikido

Từ "Aikidō" viết với chữ "ki" ở dạng kí tự cũ

Aikidō được viết bởi ba chữ kanji:

  • Hợp - ai: hòa hợp
  • Khí - ki: tinh thần
  • Đạo - dō: đạo, con đường

Thuật ngữ aiki gần như không xuất hiện trong tiếng Nhật ngoài phạm vi của budō, chính điều này đã dẫn đến nhiều cách giải thích của từ aikidō này.合 được sử dụng chủ yếu trong các từ ghép, mang nghĩa 'kết hợp, hợp nhất, nối kết với nhau, gặp nhau', ví dụ như 合同 (gōdō - kết hợp/hợp nhất), 合成 (gōsei - sự tổng hợp), 結合 (ketsugō - hợp nhất/kết hợp/liên kết với nhau), 連合 (rengō - liên hiệp/đồng minh/đoàn thể), 統合 (tōgō - kết hợp/thống nhất), và 合意 (gōi - thoả thuận). Có một nét nghĩa của nó nói về sự tương trợ lẫn nhau, như 知り合う (shiriau - quen biết ai đó), 話し合い (hanashiai - nói chuyện/thảo luận/thương lượng), và 待ち合わせる (machiawaseru - gặp nhau theo kế hoạch).

気 thường được sử dụng để mô tả một cảm giác, như trong câu X気がする (X ki ga suru - 'Tôi cảm thấy X', như với một suy nghĩ nhưng với suy đoán nhận thức ít hơn), và 気持ち (kimochi - cảm xúc/cảm giác); nó được dùng để chỉ năng lượng hoặc sức mạnh, như trong 電気 (denki - điện) và 磁気 (jiki - từ tính); nó cũng có thể đề cập đến phẩm chất hay khía cạnh của con người hay vật thể, như trong 気質 (kishitsu - tinh thần/tính trạng/tính khí).

Thuật ngữ dō cũng được tìm thấy trong võ thuật như judokendo, và trong các loại hình nghệ thuật không phải võ thuật khác, chẳng hạn như nghệ thuật thư pháp Nhật Bản (shodō), nghệ thuật cắm hoa (kadō) và nghệ thuật thưởng trà (chadō hoặc sadō).

Vì thế, từ một cách diễn giải nghĩa đen thuần túy, aikido là "con đường kết hợp các sức mạnh", trong đó thuật ngữ aiki dùng để chỉ nguyên lý hoặc chiến thuật võ thuật về việc hòa hợp với hành động của người tấn công nhằm mục đích kiểm soát hành động của họ với nỗ lực tối thiểu.[7] Một người áp dụng aiki bằng cách hiểu được nhịp điệu và ý định của kẻ tấn công để tìm vị trí và thời điểm tối ưu để áp dụng một kỹ thuật phản đòn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Aikido http://members.aikidojournal.com/public/a-dilemma-... http://www.aikidojournal.com/?id=3104 http://www.aikidojournal.com/article.php?articleID... http://www.aikidojournal.com/article.php?articleID... http://www.aikidojournal.com/article.php?articleID... http://www.aikidojournal.com/article.php?articleID... http://www.aikidojournal.com/article?articleID=12 http://www.aikidojournal.com/article?articleID=123 http://www.aikidojournal.com/article?articleID=7&h... http://www.aikidojournal.com/encyclopedia.php?entr...